091 658 2783

Kiến thức chạy bộ

Tập sức bền trong chạy bộ

01:05 | 02/01/2021
Dựa trên cơ địa mỗi người, hãy lên cho mình một kế hoạch tập luyện với bài tập bổ trợ đa dạng như nhảy dây, chạy cầu thang, tập tạ nhẹ các nhóm cơ, đeo tạ bi, ... để có thể cải thiện sức bền, yếu tố giúp bạn giảm pace khi chạy.

Tập sức bền trong chạy bộ

 

Strength Training for Runners: Overlooked or Overhyped? | ISSA

Để có được target như mong muốn, bạn cần phải tập luyện sức bền để đẩy km giảm pace, và cơ thể ngày một khỏe hơn, hứng thú với bộ môn chạy bộ đường dài

Để tập sức bền trong chạy bộ bạn phải xem cơ địa của mình như thế nào?

Ví dụ: Hụt hơi sau km thứ 5, hoặc mệt sau khi chạy được 10km, hoặc cảm giác chán chạy hoặc mỏi chân…. trạng thái cơ thể mỗi người là khác nhau nên luôn có câu hãy tập trên cơ địa của mỗi người.

- Plan thể lực ban đầu (yếu cổ chân, hay đau gan bàn chân, đau má cổ chân, sáng dậy cứ khởi động kỹ và nhảy dây tầm 10p, nhảy theo kiểu nhón chân, chân trước, chân sau).

- Tiếp theo chạy cầu thang tuần một buổi , bạn không cần chạy nhiều, hãy chạy tăng dần số tầng và số lần lặp lại để tạo tính vượt ngưỡng.

 - Sau đó vào phòng Gym tập tạ, với các bài tập nhóm cơ đùi trước và sau.

- Tiếp đến khi đã có sức bền món còn lại là đeo tạ bi và chạy( có thể đeo 2kg hay 4kg tuỳ bạn).

- Giữa các bài tập thể lực thi thoảng đạp xe, đi bơi là liệu pháp tốt, hơn nữa một tuần bạn tập 2 buổi thể lực nếu nền tảng thể lực của bạn chưa đảm bảo.

- Các bạn phải tập để tăng sức bền thì mới có khả năng tăng km giảm pace xuống đầu 3 hay đầu 4 như ý các bạn.

Trên đây là bài tập đối với những người chạy bộ không chuyên, khi chưa xây dựng được nền tảng thể lực, còn với dân chuyên họ tập thể lực sẽ khác hơn, vì bản thân họ đã có nền tảng căn bản.

Mỗi phương pháp của mỗi người sẽ khác nhau, chúng ta không bao giờ rập khuôn bởi một lý luận, vì cơ địa mỗi người là khác nhau, tính thích nghi khác nhau.

Coach Lê Quang - Founder Học viện Đăng Quang Marathon.

Nguồn ảnh: issaonline.com

Các tin khác